Thiết kế cầu thang và những điều nhất định bạn phải biết

Cầu thang không đơn giản là “huyết mạch” nối liền các không gian lại với nhau. Bên cạnh đó, trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà. Như vậy để bạn thấy được tầm quan trọng của cầu thang trong kết cấu nhà ở. Vậy khi thiết kế cầu thang bạn cần lưu ý những gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Thiết kế cầu thang và những điều nhất định bạn phải biết
Thiết kế cầu thang và những điều nhất định bạn phải biết

1. Những nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế cầu thang

Nên đặt cầu thang ở vị trí nào?

Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những người nghiên cứu phong thuỷ. Cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên các tầng và các phòng, mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà.

Cầu thang nên nằm ở vị trí phía bên phải hoặc bên trái nhà. Không xây cầu thang ở trung tâm ngôi nhà vì điều này có thể khiến gia đình bị rạn nứt hoặc ly tán, tài sản bị tiêu hao, gây mất mát những cơ hội lớn và lỡ những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời. Thêm nữa, cầu thang đặt ở giữa nhà và còn nằm đối diện với cửa ra vào sẽ khiến gia chủ gặp vấn đề về sức khỏe.

Chọn hình dáng cầu thang phù hợp

nhomduc 6

Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên. Trong khi đó, cầu thang xoắn ốc, đặc biệt là khi được xây đối diện với cửa trước hoặc ở giữa nhà sẽ khiến cho gia chủ hao tán tài sản và gặp các vấn đề về sức khỏe.

Nguyên tắc số bậc cầu thang

Theo quan điểm của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh - Lão - Bệnh - Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n+1 như là 13,17,21,25….với mong muốn luôn mang lại sức khoẻ, may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Độ rộng hợp lý và độ cao của bậc cầu thang

Độ rộng hợp lý phải phù hợp với diện tích và không gian đặt cầu thang. Độ rộng của cầu thang phải đảm bảo cho người đi thấy thoải mái, do đó thường bố trí 75-120 cm. Độ rộng trung bình của bậc thang nhà ở 24-27 cm, do đó chiều cao của bậc thang thường là 16-19 cm.

Không xây cầu thang cắt góc

Cầu thang xây hình dáng cong là thiết kế tốt nhất cho mọi ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều gia đình vì không biết hay tiết kiệm không gian đã xây cầu thang cắt góc. Điều này khiến cho gia chủ cùng các thành viên không có nhiều thành công trong cuộc sống, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ lớn. Việc này càng hại hơn khi cầu thang cắt góc nằm đối diện với cửa ra vào chính. Để khắc phục điểm này, bạn có thể đặt một chậu cây cảnh nơi cắt góc cầu thang để hạn chế góc cạnh và tạo đường cong cho cầu thang.

Vai trò của chiếu nghỉ đối với cầu thang

Cầu thang là nơi đối lưu không khí trong nhà. Không gian cầu thang được tạo nên bởi các phòng xung quanh, nhất là các cửa quanh khu vực cầu thang.

Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm hay còn gọi là chiếu nghỉ. Chiếu nghỉ có vai trò đúng như tên gọi của nó dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang.

Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang.

Những điều nên tránh khi thiết kế cầu thang

  • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính.
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào.
  • Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nàh vệ sinh.
  • Cầu thang không đặt ở trung cung.
  • Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà.

2. Thiết kế cầu thang theo mệnh

Từ xưa, những con Chim Lạc được bố trí bay ngược chiều kim đồng hồ cũng thể hiện sự tuân thủ quy luật của một khu vực chịu ảnh hưởng của mặt trăng.

nhomduc 7

Theo phong thủy, áp dụng ngược hay xuôi cũng cần lưu ý tính chất dương hay âm từ ảnh hưởng của mặt trời hay mặt trăng. Cụ thể, những người thuộc Trạch Mệnh là Kiền, Ly, Tốn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trời. Vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động xuôi theo chiều kim đồng hồ (theo quỹ đạo mặt trời).

Ngược lại Khảm, Khôn, Cấn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trăng, vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Theo lý đó, người mệnh Kiền, Ly, Tốn nên chọn xây cầu thang xuôi chiều kim đồng hồ, người thuộc mệnh Khảm, Khôn, Cấn nên chọn xây cầu thang ngược theo chiều kim đồng hồ. Bên cạnh đó, hình dáng, màu sắc, tính chất vật liệu… của thang cũng cần được lựa chọn kỹ càng.

Gia chủ mệnh Đoài, Chấn quyết định xây cầu thang ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ sẽ tùy thuộc vào nghề nghiệp, tính chất công việc. Ví dụ, nếu làm việc về công nghệ, kinh doanh…, tính dương nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trời (xuôi chiều kim đồng hồ). Còn hoạt động trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…, tính âm nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ).

3. Cách tính bậc cầu thang

Vì có vai trò quan trọng nên cách tính số bậc cầu thang cũng là điều được rất nhiều người quan tâm để tránh gặp phải xui xẻo, bệnh tật theo phong thủy.

Còn xét trên khía cạnh khoa học thì số bậc của cầu thang ảnh hưởng đến nhịp tim và sức khỏe của mỗi người khi phải đi lại qua cầu thang hằng ngày.

Cách tính số bậc cầu thang được nhiều người áp dụng là theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Tính từ bậc thang đầu tiên đến bậc cuối cùng (tính cả chiếu nghỉ).

Trong 4 cung nói trên thì số bậc thang cuối cùng nên rơi vào cung “sinh” nếu không muốn lâm vào cảnh lão, bệnh, tử.

Cách đếm số bậc cầu thang cụ thể như sau: Bậc thang đầu tiên là Sinh, rồi đến Lão – Bệnh – Tử. Vòng tiếp theo lặp lại từ Sinh đến Tử cho đến bậc cuối cùng. 

Theo quy luật này số bậc đẹp sẽ tương ứng với số lẻ và theo công thức: 4n + 1 (“n” là số lần lặp lại).

Tuy nhiên sẽ không thể có gì gọi là hoàn hảo, nếu tính cho nhà quá nhiều khí vượng mà gia chủ không gánh được hết có khi lại thành sát khí. Ngoài ra với cách tính bậc cầu thang như trên nếu áp dụng cho căn nhà 5 tầng và gia chủ muốn cả 4 cầu thang đều có 21 bậc để có “sinh” thì bậc cuối cùng chắc chắn sẽ rơi vào “Tử”. Nhưng dù sao việc có “Sinh” có “tử” cũng thuộc vào lẽ thường tình của cuộc sống.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây