Đối với những mảnh đất của ông cha đất tổ để lại cho con cháu thì có vẻ yếu tố này không mấy quan trọng. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư có ý định mua một mảnh đất mới để xây nhà, thì việc chọn đất làm nhà như thế nào thực sự cũng rất quan trọng!
Tiêu chí lựa chọn đất xây dựng:
Tài chính là việc cần chuẩn bị trước và trong khi xây nhà bởi nó quyết định đến quy mô và chất lượng xây dựng, cần lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí để có cách quản lý tốt nhất tránh phát sinh chi phí.
Một cách giúp hoạch định chi phí hiệu quả là sự thống giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư, chủ đầu tư cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về giới hạn chi phí mà mình sử dụng trong thiết kế và xây dựng để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với chủ đầu tư.
Hãy thêm 10% trong tổng số để dự trù kinh phí (Phòng khi chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế ban đầu và thay đổi sang vật tư tốt hơn).
Bàn bạc với các thành viên gia đình về những vấn đề cần thiết số lượng tầng, số lượng phòng, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả thành viên kể cả trong tương lai. Người thân từ nước ngoài về, họ hàng lên chơi, đón thêm thành viên mới…
Sự thống nhất của các thành viên trong gia đình sẽ làm cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi ít xảy ra mâu thuẫn. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho gia đình.
Dựa vào số liệu thực tế, tiềm lực tài chính, nhu cầu sinh hoạt mà chủ đầu tư có thể xác định quy mô xây dựng như: diện tích đất sử dụng để xây nhà, kiểu kiến trúc mặt tiền.Có làm tầng lửng, ban công, phòng thờ riêng hay không? Bao nhiêu phòng khách, ngủ, nhà vệ sinh.. là phù hợp với nhu cầu của gia đình.
Chủ đầu tư làm việc với Kiến Trúc Sư, thảo luận những vấn đề liên quan sau khi đã xác định rõ quy mô xây dựng. Phương án thiết kế xây dựng thường bao gồm những nội dung sau:
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Trước khi khởi công xây nhà, chủ nhà phải xin cấp giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp xây nhà không cần xin giấy phép như: Xây nhà thuộc dự án phát triển đô thị, đã quy hoạch về kiến trúc, cao độ, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 07 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m 2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; Xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Dù nhiều người quan niệm “Có kiêng có lành”, các gia đình cũng chỉ nên coi việc xem ngày động thổ là một kênh tham khảo, tức là có thể hỏi ý kiến ở nhiều chỗ khác nhau.
Trước khi gặp người xem ngày động thổ, gia chủ nên xác định trước tháng nào trong năm là thuận lợi nhất để xây dựng. Sau đó, cử một người trong nhà ra đứng tên xây cất. Nếu chủ nhà không phù hợp, có thể mượn một người bà con nội ngoại đứng tên hộ nhằm tìm được ngày hợp lý để công việc xây nhà không bị gián đoạn.
Khi làm nhà nên chọn ngày tháng thuận lợi nhất vào mùa khô nắng ráo để công việc thuận lợi và an toàn hơn.
Chọn ngày để thi công không phải chỉ là ngày lành tháng tốt mà còn là cơ sở để bên nhà thầu chuẩn bị chu đáo về nhân lực, vật tư,… Để hoàn thành công trình đúng thời hạn.
Bản hợp đồng xây dựng sẽ giúp hai bên thỏa hiệp những vấn đề trong quá trình thi công. Hiện nay khi xây nhà, nhiều chủ đầu tư gặp bất trắc trong vấn đề giấy tờ xây dựng hoặc rủi ro trong quá trình thi công. Để hạn chế các rủi ro này đòi hỏi bên thi công và bên chủ đầu tư phải có bản hợp đồng xây dựng. Những điểm đáng lưu ý mà chủ đầu tư cần xem xét và đọc kỹ khi kí hợp đồng.
Giám sát thi công là việc giám sát kiểm soát và đảm bảo chất lượng thi công , cộng với kiểm soát an toàn, tiến độ, vệ sinh và môi trường. Kĩ sư công trình là người trực tiếp giám sát thi công.
Chủ đầu tư nên yêu cầu người giám sát viết nhật ký thi công một cách nghiêm túc, được các bên kiểm định và kí xác nhận sau mỗi ngày (Nhật ký thi công là tài liệu ghi lại các tình hình làm việc, sử dụng vật tư tại công trình theo hàng ngày giúp chủ đầu tư có thể theo dõi được tiến độ của công trình)
Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Được hiểu chính xác là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.
Việc thực hiện nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng. Đây là những căn cứ, là sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật.
Trong quá trình nghiệm thu phát hiện các lỗi, những bộ phận kém chất lượng do lỗi của nhà thầu thì phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu.
Hoàn công hay còn gọi là hoàn công xây dựng, là việc hoàn thành công trình. Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.